Một số SEO Plugins cần có trong WordPress
Nếu các bạn chưa biết nhiều về SEO thì chúng ta có thể tận dụng các plugin có sẵn để giúp công việc SEO được dễ dàng hơn.
Trong phạm vi bài viết này, mình xin phép chỉ giới thiệu sơ qua về một số tiện ích và công cụ chứ không đi sâu vào từng vấn đề. Các bạn có thể tìm thêm trên internet để biết rõ hơn. Mình chỉ xin giới thiệu ngắn gọn công dụng của từng công cụ để các bạn có cái nhìn tổng thể hơn.


All in One SEO Pack đã quá quen thuộc và gần như blogger nào sử dụng WordPress cũng sử dụng. Công cụ này cho phép bạn cài đặt những thành phần quan trọng và cơ bản nhất cần có để SEO. Bạn có thể tùy biến page titles, meta tags, keywords, và descriptions cho website của mình. Hơn nữa, bạn cũng có thể tùy chỉnh trên toàn bộ blog hoặc cho từng bài viết cụ thể.


Permalink là đường dẫn cố định và duy nhất cho mỗi bài viết trên website của bạn. Vì một lý do nào đó mà bạn sửa đổi link hay nâng cấp phiên bản WordPress hay chuyển host làm hỏng (thay đổi) permalink của bài viết thì người đọc khi quay lại sẽ không thể tìm thấy bài viết đó nữa.
Redirection giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa các lỗi đó và chuyển người đọc tới địa chỉ chính xác của bài viết mà không mất thời gian để tìm kiếm.


Trên lý thuyết, các công cụ tìm kiếm (SE – Search Engine) sẽ index và truy xuất toàn bộ các trang trên website của bạn. Điều này không được tốt cho lắm bởi nó có thể tạo ra các nội dung trùng lặp và đôi khi dẫn đến việc website của bạn bị các công cụ tìm kiếm phạt.
Điều mà Robots Meta có thể giúp bạn là thông báo cho các SE biết rằng nó nên truy xuất những phần nào và không nên truy xuất phần nào. Do đó, các công cụ sẽ tôn trọng bạn hơn và tất nhiên sẽ có nhiều traffic hơn.


Một trong những vấn đề trong SEO mà bạn cần biết đó là cấu trúc của liên kết nội bộ (internal linking). Bạn có càng nhiều liên kết nội bộ giữa các trang trong phạm vi website của mình thì chứng tỏ nội dung trong blog của bạn càng quan trọng và logic hơn. Các công cụ tìm kiếm coi các “liên kết nội bộ” như là một thước đo đánh giá cấu trúc của 1 website. Tuy nhiên, vấn đề là liệu bạn có thể tốn hàng giờ đồng hồ để tìm các bài liên qua hay các từ khóa trùng nhau của các bài cũ đê liên kết với nhau hay không?
SEO Smart links sẽ giúp bạn xác định các từ khóa liên quan và link nó tới bài viết khác trên blog của bạn. Như vậy là bạn không cần phải tốn hàng giờ để tìm kiếm thủ công nữa.


Hình ảnh cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong chiến lược SEO của bạn. Chính vì lẽ đó mà bạn nên tag sao cho đúng. SEO Friendly images sẽ giúp bạn làm điều này và tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể cho bạn. Điều này rất có ích khi bạn có xu hướng viết các bài có kèm các hình ảnh minh họa.


Google Positioner giúp bạn biết được vị trí và thứ hạng của từ khóa mà bạn đang SEO. Nó cũng giúp bạn biết xem từ khóa mà bạn đang tập trung SEO có thứ hạng như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Công cụ này còn giúp các bạn đánh giá thứ hạng các từ khóa mà bạn đang SEO. Từ có, bạn sẽ có những điều chỉnh sao cho hợp lí hơn.


Một lỗi thường gặp khi bắt đầu 1 website là chọn cấu trúc permalink là: bạn nghĩ cấu trúc link mình đã chọn là hợp lý, tuy nhiên sau một vài tháng hoặc thậm trí 1 năm bạn cảm thấy cấu trúc permalink đó không còn phù hợp và muốn đổi sang cấu trúc mới. Vấn đề là người truy cập sẽ không thể tìm thấy bài viết nữa vì ít nhất cũng sẽ mất cả tháng để các trang tìm kiếm reindex website của bạn.
Permalinks Moved Permanently tương tự nhưng công cụ điều hướng nhưng lại dễ sử dụng và quản lý sự thay đổi của cấu trúc permalink được tốt hơn.


Thông thường, link tại mục comment trong WordPress đều được mặc định là nofollow (link nofollow thì không có tác dụng cho SEO). Điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc tăng PR hay giảm PR cho người comment. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích một ai trong số các commentators của mình thì bạn có thể chuyển link của họ thành dofollow (link dofollow thì sẽ có tác dụng cho SEO) và sẽ giúp họ tăng pagerank (PR). Công cụ này giúp bạn làm việc đó mà không ảnh hưởng tời các commentator khác.


Công cụ này giúp bạn loại bỏ các từ mà các công cụ tìm kiếm không thích hoặc bỏ qua. Có thể tiêu đề blog chứa các từ đó nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì với các công cụ tìm kiếm. VD: tiêu đề là: “What You Can Do Immediately For Higher Rankings” và bạn sẽ có cấu trúc permalink như sau: ‘/what-you-can-do-immediately-for-higher-rankings’ nhưng bạn lại muốn có tiêu đề như sau: /immediately-higher-rankings.
Công cụ này sẽ giúp bạn loại bỏ các từ thừa để giúp bạn có một permalink ngắn giúp bạn có thứ hạng cao hơn.