20/3/12

Khi cha mẹ ly hôn...




Ly hôn là sự kết thúc của một cuộc hôn nhân, dẫn đến những thay đổi lớn trong gia đình. Việc cần làm nhất là một nền tảng của gia đình mới phải được thiết lập và được sự ủng hộ của cả người lớn lẫn con trẻ.

Thực tế cho thấy:


+ Ly hôn tạo nên những tác động trong trẻ em liên quan tới: 

- Cha mẹ có thể bị hạn hẹp hơn về tài chính, trẻ có thể phải chuyển sang nhà trẻ mới.

- Trẻ phải thay đổi nơi ở hay là phải ở cả hai nơi.

- Những mối quan hệ với ông bà, các dì, các cậu cũng có thể bị trở ngại.

- Trẻ có thể nhận thấy cha mẹ trẻ không còn chăm sóc trẻ như trước, hoặc trẻ sẽ phải chứng kiến những cơn giận dữ của cha mẹ. 

+ Bởi những thay đổi xảy đến liên tục cùng lúc, ngay thời điểm mà trẻ cần sự bảo bọc nhất, ly hôn tạo những ức chế căng thẳng đối với đời sống của trẻ. 

+ Trẻ em có thể vẫn bị những triệu chứng căng thẳng vài năm sau khi cha mẹ trẻ ly hôn. 

+ Trẻ em thường không biểu hiện những phản đối của mình khi cha mẹ ly hôn bằng lời nói mà qua những hành động của trẻ như giận dữ, những việc làm trẻ con nông nổi, hung hăng, bỏ ăn biếng ngủ, hay gặp ác mộng, dễ gặp tai nạn về thể chất, vô lễ, hoặc trẻ lại tỏ ra "hết sức" ngoan ngoãn. Khi bạn phát hiện ra những hiện tượng này, trẻ có thể đang bị: 

- Sợ sệt và rối loạn vì trẻ không cảm thấy an toàn trong vòng tay cha mẹ.

- Sợ cha mẹ sẽ hết yêu thương trẻ, và cũng có trường hợp cha mẹ không còn yêu trẻ nữa. 

- Tự đánh lừa rằng chuyện ly hôn của cha mẹ không có thật. 

- Cảm thấy mất mát to lớn và cho rằng cần phải làm mọi cách để cha mẹ trẻ trở lại như cũ. 

- Cảm thấy có trách nhiệm trong những cuộc tranh cãi, gây gỗ của cha mẹ và lý do cha mẹ rời bỏ nhau. 

- Luôn hy vọng rằng cha mẹ trẻ sẽ hàn gắn lại như xưa. 

- Bị tổn thương: cảm thấy như cha mẹ bỏ rơi mình, và có cảm giác luôn sợ hãi một ngày nào đó người còn lại cũng bỏ rơi mình. 

- Sợ sẽ không còn ai chăm sóc cho mình. 

- Cảm thấy vô cùng cô đơn. 

- Đổ thừa cho cha hoặc mẹ chính là nguồn gốc dẫn đến sự tan vỡ hôn nhân giữa hai người. 

- Lo lắng vì không biết mình sẽ ở đâu, với ai, và “sống ra sao”. 

+ Một số trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề về mặt tinh thần, cảm giác luôn sợ hãi, thường xuyên bị ức chế mà không biểu lộ ra ngoài mặt. 

+ Đối với những trẻ khó chấp nhận được những thay đổi xung quanh mình, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích ứng với sự thay đổi khi cha mẹ trẻ ly hôn.

+ Trong lúc hôn và sau khi ly hôn, thời gian với những bạn thân của trẻ và gia đình ( nội/ngoại ) có thể giúp trẻ hiểu được rằng mặc dù đời sống trẻ có bị thay đổi nhưng vẫn còn nhiều người luôn sẵn sàng che chở cho trẻ như: ông bà, các cậu, dì, anh chị em họ, thầy cô giáo, người bảo mẫu ở nhà trẻ hoặc là những người hàng xóm. 

+ Khi cha mẹ ly hôn, trẻ có thể được giúp đỡ theo cách tích cực. Trẻ có khả năng vượt qua giai đọan này dễ dàng hơn nếu trẻ có thể: không phải chuyển chổ ở, gần gũi với những người xung quanh thân thuộc, ít nhất cha hoặc mẹ trẻ có thể tâm sự với trẻ, trẻ có thể ở gần cả cha lẫn mẹ trong thời gian cha mẹ trẻ ly hôn, không bị chứng kiến những trận gây gỗ hay đánh nhau của cha mẹ trẻ trước, trong hoặc sau khi cuộc ly hôn.


o O o


Hãy nói cho trẻ biết về cuộc ly hôn vào thời điểm thích hợp, một cách chân thật và cởi mở và giải thích theo sự hiểu biết của trẻ:

+ Nói cho trẻ biết một hoặc hai tuần trước khi cha mẹ trẻ không còn sống chung với nhau, cho trẻ thời gian để chuẩn bị tinh thần nhưng không nên cho trẻ biết quá sớm vì trẻ sẽ lo lắng trong một thời gian dài. 

+ Nói cho trẻ biết khi đang ở nhà. Hãy cho trẻ thời gian để có thể tâm sự với bạn. Trẻ cần thời gian và khoảng không gian riêng tư để có thể khóc, hỏi han và nhận được những cái ôm thắm thiết từ cha mẹ trẻ.

+ Chờ tới khi tinh thần bạn thật sự bình tĩnh. Bạn có thể chia sẻ với trẻ những đau buồn và thất vọng, nhưng đừng quá nặng nề vì trẻ không thể gánh vác nổi.

+ Nhờ người khác khuyên nhủ trẻ. Trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được vấn đề hơn. Nếu cha hoặc mẹ trẻ không thể ở bên trẻ trong giai đọan này thì bạn nên nhờ vợ/chồng bạn gọi điện thoại hoặc viết thư cho trẻ. Nếu vẫn không thể thì bạn nên giải thích cho trẻ biết lý do để trẻ có thể thông cảm với cha/mẹ.

+ Nói cho tất cả các con trong gia đình bạn cùng một lượt, như vậy sẽ làm giảm bầu không khí nặng nề và các thành viên trong gia đình vẫn còn cảm nhận được "hơi ấm" của gia đình.

+ Cần thành thật và thẳng thắn. Điều này giúp trẻ nhận thức chính xác sự việc xảy ra.

+ Khuyên trẻ rằng cả cha và mẹ trẻ sẽ luôn yêu thương trẻ ngay cả khi cha mẹ trẻ không còn ở chung với nhau. 

+ Khuyên trẻ rằng trẻ không phải là nguyên nhân gây nên sự ly hôn của cha mẹ chúng, và trẻ cũng không thể thay đổi nó được. 

+ Trả lời tất cả những câu hỏi của trẻ, và theo bạn nên sẵn sàng trả lời những câu hỏi về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi cha mẹ trẻ ly hôn. Những câu hỏi trẻ thường hay hỏi như là: Tại sao cha mẹ lại ly hôn? Chuyện gì sẽ xảy ra với con? Con sẽ ở đâu? Cha/mẹ không ở chung với mình thì sẽ ở đâu? Con sẽ được gặp lại cha/mẹ chứ? Khi nào và ở đâu con được gặp cha/mẹ?

Theo Familyfun.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Facebook Favorites More